Tin mới nhất
xuat-khau-ca-ngu
Trong số 8 thị trường nhập khẩu cá ngừ nhiều nhất của Việt Nam, có tới hơn một nửa số...
xuat-khau-da-quy
Trong các thị trường nhập khẩu đá quý và kim loại quý của Việt Nam chín...
gao-nhap-khau
Đề xuất tăng thuế đối với gạo nhập khẩu của Bộ Nông nghiệp Philippines đã không được...

NepTech chuyển giao nhiều đề tài mới

Trung tâm Thiết kế, chế tạo thiết bị mới NepTech (Sở KH-CN TPHCM) ra đời với nhiệm vụ là cầu nối giữa nghiên cứu và sản xuất nhằm phát triển ngành cơ khí chế tạo máy. Năm 2013, NepTech đã hỗ trợ nhiều đề tài có tính ứng dụng vào thực tiễn.
neptech
Theo ông Nguyễn Quang Huy, Phó Giám đốc NepTech, thời gian qua, trung tâm đã chủ trì thực hiện chương trình "Hỗ trợ nâng cao năng lực nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và chuyển giao thiết bị mới" với mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ và thiết bị nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chế tạo, góp phần phát triển ngành cơ khí chế tạo máy trên địa bàn TP. Năm qua, trung tâm đã hỗ trợ 25 đề tài nghiên cứu cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo ông Huy, để thực hiện được điều này không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ tiềm năng và nguồn lực.

Vì vậy, với các sản phẩm nghiên cứu thành công, sẽ tạo điều kiện chuyển giao cho doanh nghiệp với chi phí rẻ. Việc này vừa giúp doanh nghiệp tự nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời, giúp việc nghiên cứu chế tạo thiết bị mới có những địa chỉ ứng dụng cụ thể. Bên cạnh đó, NepTech vừa triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu vừa hỗ trợ 16 đề tài cho các trường đại học nghiên cứu thiết kế, chế tạo mô hình đào tạo phục vụ giảng dạy trong các ngành cơ khí, khuôn mẫu, tự động hóa... Trong đó, nhiều đề tài có tính ứng dụng cao vào thực tiễn như thiết bị tạo nhũ tương DO, trụ điện gió trục đứng 5KW, hệ thống hỗ trợ người khuyết tật di chuyển lên/xuống cầu thang...

Điểm nhấn trong năm qua chính là việc NepTech đã hợp tác với Công ty TNHH Hệ thống Sáng tạo (CHLB Nga), Tổng Công ty CN Sài Gòn và Công ty CP Đầu tư kinh doanh Điện lực TPHCM thành lập Công ty Công nghệ mới Việt - Nga, để nghiên cứu công nghệ và sản xuất turbine điện gió (1MW) hai lớp cánh đồng trục YnS-W. Công nghệ này có nhiều ưu điểm hơn hẳn so với công nghệ điện gió 3 cánh hiện nay. Theo tính toán, hệ số sử dụng năng lượng gió của công nghệ 2 giàn cánh đồng trục đạt từ 0,6 - 0,8 (hệ số này của turbine thông thường đạt từ 0,2 - 0,3), từ đó với turbine công suất 1MW, sản lượng điện trung bình hàng năm cao gấp 2,5 lần so với các công nghệ điện gió hiện nay.

Theo đại diện của NepTech, thời gian tới, bên cạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, dự án điện gió sẽ được ưu tiên triển khai. Theo kế hoạch, turbine này sẽ lắp đặt thử nghiệm tại Ninh Thuận và Cần Giờ trong năm 2014.

Nguồn: http://sggp.org.vn/

Ngày đăng: 04/04/2014 09:20:05
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
«   12  »